Quy trình tạo nên một chiếc tàu biển mới
Chắc hẳn mọi người biết việc đóng mới một con tàu trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Để bạn đọc hình dung rõ về quá trình này, chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ các giai đoạn công nghệ cùng các mốc chính trong quá trình đóng một chiếc tàu biển mới.
GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ GIÃ DỰNG
Giai đoạn đầu tiên này, người ta thực hiện các bản vẽ thiết kế hình dáng vỏ tàu và chân vịt, đồng thời tiến hành chế tạo và thử mô hình tàu.
Các bản vẽ thiết kế mô phỏng cơ bản, kỹ thuật và thi công được thực hiện trên máy tính bằng các phần mềm thiết kế hiện đại từ đây sẽ biết được các dữ liệu về vật tư, thiết bị cần mua. Sau đó được chuyển qua mạng nội bộ sang các bộ phận mua bán vật tư, thiết bị để tiến hành các thủ tục đặt hàng.
GIAI ĐOẠN 2: CẮT TÔN QUY CHUẨN
Đầu tiên các tấm tôn được sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng cắt bằng dây chuyền.
Nhận được thông tin cung cấp từ máy tính, máy cắt tự động sẽ điều chỉnh và cắt các tấm tôn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế.
Sẽ có kí hiệu riêng trên mỗi tấm tôn khi được cắt ra, sau đó chúng được chuyển sang phân xưởng lắp ráp.
GIAI ĐOẠN 3: LẮP RÁP PHÂN, TỔNG ĐOẠN
Trong quá trình lắp ráp, các tấm tôn riêng biệt được hàn vào với nhau thành các phân, tổng đoạn.
Công việc lắp ráp được thực hiện theo quy chuẩn sản xuất. Các tấm tôn phẳng như khung dọc, khung ngang được lắp trước, tiếp theo mới nối với các phần cong, quá trình hàn được thực hiện trên dây chuyền.
GIAI ĐOẠN 4: DẪN NHẬP LẮP RÁP CÁC KHÍ CỤ, GIÁ ĐỠ
Trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn tàu rất nhiều thiết bị sẽ được lắp sơ bộ. Kể cả các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời trong phân, tổng đoạn, đồng thời các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường ống, dây điện cũng được lắp sơ bộ.
GIAI ĐOẠN 5: SƠN TÀU
Phân xưởng sơn lúc này sẽ tiếp nhận các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến bằng các xe chở tổng đoạn. Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch và sau đó sơn từ 3 đến 6 lớp sơn.
Lúc này các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được chú ý sơn kỹ hơn sau khi các tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà.
Có thể thấy hiện nay nhiều nhà máy đóng tàu hiện đại có những phân xưởng sơn rất lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị chống ô nhiễm, ưu tiên dùng các loại sơn không độc hại, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó lại có tính chống rỉ rất tốt, không gây tổn hại cho sức khỏe con người và kéo dài tuổi thọ của tàu.
GIAI ĐOẠN 6: ĐẤU TỔNG ĐOẠN TRÊN ĐÀ
Sau khi sơn xong ở bãi lắp ráp ngoài trời gần đà. Các phân đoạn nhỏ được hàn với nhau để hợp nhất tạo thành các tổng đoạn lớn.
Và từ đó các tổng đoạn lớn được đưa lên đà để hàn đấu với nhau thành con tàu hoàn chỉnh.
GIAI ĐOẠN 7: HẠ THỦY
Phần đấu các tổng đoạn và các phần mũi, lái, tàu được hạ thủy xuống nước xong xuôi,người ta lại tiếp tục đưa ra cầu tàu để thực hiện lắp phần cabin thượng tầng và các thiết bị khác trên tàu.
GIAI ĐOẠN 8: LẮP HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ
Trên những bệ, giá đã được đặt sẵn ở giai đoạn đóng tàu trước, các thiết bị như máy chính, nồi hơi, thiết bị máy, thiết bị điện được tiến hành lắp và hoàn thiện trong buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu
Tuy nhiên, ở các nhà máy đóng tàu của đất nước phát triển Hàn Quốc có tới 90% các thiết bị được họ lắp lên tàu trước khi hạ thủy, vì có lẽ khi lắp thiết bị trên bờ thì các điều kiện về ổn định tốt hơn và do đó chất lượng lắp ráp cũng tốt hơn.
GIAI ĐOẠN 9: THỬ ĐƯỜNG DÀI
Tất cả chức năng của các hệ thống trên tàu sẽ được kiểm nghiệm và hoạt động như một hành trình thật sự, họ sẽ thử với một quá trình đường dài để xem sự an toàn và mức độ thành công của con tàu mới này. Máy chính, trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị để tiến hành thử các hệ thống.
GIAI ĐOẠN 10: BÀN GIAO
Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu.
Tiếp nối việc bàn giao là con tàu được phép chính thức vận hành, ra với biển khơi.